Xã Hải Minh nằm ở phía bắc huyện Hải
Hậu, cách trung tâm thành phố Nam Định 24 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp với xã Hải Anh
Các phía còn lại giáp huyện Trực
Ninh.
Xã Hải Minh có diện tích 8,77 km²,
dân số năm 2022 là 20.657 người, mật độ dân số đạt 2.355 người/km².
Năm 1511, thành lập xã Kim Đê.
Năm 1863, đổi tên xã Kim Đê thành xã
Phương Đê.
Năm 1949, đổi tên xã Phương Đê thành
xã Minh Khai.
Ngày 15 tháng 10 năm 1952, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Nghị định số 224-TTg về việc đổi tên xã Minh Khai thành xã Hải
Minh.
Năm 1956, thành lập xã Hải Bình trên
cơ sở một phần của xã Minh Khai và 8 xóm của xã Minh Đức.
Ngày 28 tháng 8 năm 1971, Bộ trưởng
Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 223/QĐ-TTg về việc sáp nhập xã Hải Bình
vào xã Hải Minh.
Ngày 2 tháng 12 năm 2021, HĐND tỉnh
Nam Định ban hành Nghị quyết số 61/2021/NQ-HĐND về việc:
Thành lập Xóm 2 trên cơ sở Xóm 2A và
Xóm 2B.
Thành lập Xóm 4 trên cơ sở Xóm 4A và
Xóm 4B.
Thành lập Xóm 7 trên cơ sở Xóm 7A và
Xóm 7B.
Sáp nhập Xóm 3 Liên Minh vào Xóm 8.
Sáp nhập Xóm 3A vào xóm Bắc Hải.
Kinh tế của xã Hải Minh khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, mây tre đan xuất khẩu và nghề cây cảnh.
Hải Minh có cụm công nghiệp làng nghề (CCN) rộng 7 ha được đầu tư xây dựng qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu hoàn chỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng 4 ha để các doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất hàng mây tre đan,... trong xã đầu tư mở rộng sản xuất, bảo đảm an toàn môi trường sống trong khu dân cư. Giai đoạn 2 do Công ty cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh làm chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển làng nghề truyền thống Hải Minh, tập hợp các cơ sở sản xuất vệ tinh để phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu tới khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm chủ lực là đồ gỗ mỹ nghệ và cây cảnh nghệ thuật.
Ủy ban nhân dân xã Hải Minh khuyến khích tạo điều kiện cho ngành nghề truyền thống phát triển, mở rộng nghề sản xuất đồ gỗ, đan bẹ chuối, dệt may.
Xã Hải Minh là nơi nổi tiếng với giàn
nhạc kèn nổi tiếng, làng nghề đồ gỗ, cây cảnh và có rất nhiều nhà thờ Thiên
Chúa giáo có triến trúc đẹp, nổi tiếng khắp cả nước.
Cộng đồng Thiên chúa giáo phát triển
rất mạnh mẽ với nhiều hội đoàn, các hoạt động như: Tuần chầu, ngày lễ kỷ niệm,...
diễn ra hầu hết thời gian trong năm, được tổ chức luân phiên tại các nhà thờ. Cộng
đồng người theo đạo Thiên Chúa nắm hầu hết kinh tế trong xã. Ước lượng khoảng
85% kinh tế nằm trong vùng cộng đồng Thiên chúa giáo.
Con người xã Hải Minh nổi tiếng chịu
khó, hoạt bát và linh hoạt nhất trong huyện Hải Hậu. Đặc biệt là vùng cộng đồng
người dân theo đạo Thiên Chúa giáo.
Nhà đông con là đặc điểm của các hộ gia đình cộng đồng Thiên Chúa giáo ở Hải Minh. Cũng chính vì lý do này mà họ có tinh thần vươn lên, vượt khó và trở lên giàu mạnh. Vào thế hệ trước, mỗi gia đình có trung bình khoảng 7-9 người con nhưng giới trẻ hiện nay đã sinh số con ít hơn, trung bình khoảng 3-4 người con trong mỗi gia đình.
Quý khách về thăm và mua hàng đồ gỗ mỹ
nghệ tại làng nghề truyền thống Hải Minh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) sẽ được
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quần thể 13 nhà thờ Công Giáo. Trong đó, Nhà thờ Phạm
Pháo là nhà thờ lâu đời nhất với vẻ đẹp hài hòa độc đáo bởi những nét trạm chổ
mang đậm nét văn hóa Việt hòa quyện đan xen với họa tiết Gothic của các nhà thờ
tại Châu Âu.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục ghi lại: Vào tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời
Lê Trang Tông, có Giáo sỹ I-Nê-Khu tới Ninh Cường (huyện Trực Ninh ngày nay),
Quần Anh ( Hải Hậu) và Trà Lũ (Bùi Chu -Xuân Trường) để truyền đạo Gia – Tô.
Giáo hội Công Giáo Việt Nam ghi nhận đây là 3 địa danh đầu tiên được truyền Đạo
Công Giáo tại Việt Nam
Năm 1533, khi Giáo Sỹ I – Nê – Khu tới truyền Đạo tại Quần Anh. Tại thôn Bắc Cường xã Quần Anh (là xã đầu tiên hình thành lên huyện Hải Hậu ngày nay) có hai dải đất bồi hình khẩu pháo được gọi là làng Pháo Đông và làng Pháo Tây. Tại làng Pháo Tây, có 15 gia đình với 45 nhân khẩu theo Đạo, họ tập hợp nhau lại để dựng ngôi Nhà Nguyện bằng tre nứa lá. Vì hầu hết những người trong làng đều là họ Phạm, nên khi xây dựng xong Nhà Nguyện, mọi người đã nhất trí đặt tên là Nhà Thờ Phạm Pháo. Từ đó, làng Pháo Tây cũng được gọi luôn là làng Phạm Pháo (làng Pháo Đông hiện nay vẫn còn, những người ở đây theo đạo Phật).
Năm 1511 Thành lập xã Quần Anh (sau
này là huyện Hải Hậu), Làng Pháo Tây thuộc thôn Bắc Cường xã Quần Anh, nơi đây
hầu hết mọi người mang họ Phạm. Sau năm 1533 họ đã theo đạo, xây dựng nhà thờ,
đặt tên là Nhà Thờ Phạm Pháo. Từ đó, làng Pháo Tây cũng được gọi là làng Phạm
Pháo
Năm 1670, Hội Thánh Việt Nam đã họp Công Đồng lần đầu tiên tại Phố Hiến
(Hưng Yên) dưới sự chủ tọa của Đức Cha Pierr Lamberit de la Mott, Công Đồng đã
đưa ra chương trình hành động gồm: đào tạo chúng sinh và chia giáo xứ.
Theo đó bà con giáo dân đã làm đơn đệ trình và
Giáo Xứ Phạm Pháo được công nhận là giáo xứ vào năm 1685, nhận Thánh Phê rô làm
Quan Thầy.
Từ đây, Phạm Pháo phát triển thành một
giáo xứ rất lớn, đến cuối Thế Kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, Phạm Pháo đã có 11
giáo họ trực thuộc trên địa bàn 6 xã của 2 huyện là Hải Hậu và Trực Ninh ngày
nay, như: giáo họ Hai Giáp, Quần Vẽ (Hải
Anh); Phạm Rị (Hải Trung); Nam Đường Thượng,
Nam Đường Hạ, Tùng Phương (Hải Đường); Đất Đạo (Trực Đại); Tùng Nhì ( Trực Thắng);
Phương Đê, Trại Đáy, Thủy Cơ (Hải Minh). Một số giáo họ lớn đã được tách ra
thành các giáo xứ như : giáo xứ Hai Giáp
(1907), giáo xứ Phạm Rị (1944)...
Cuối Thế Kỷ 19 và trong Thế Kỷ 20 đã
thành lập thêm các giáo họ mới như: Tân Bồi, Trung Hòa, Nam Hòa, Tây Hòa, Bắc Bồi,
An Hòa, Đông Hòa, Phương Nam, Phương Minh.
Sau khi các giáo họ lớn được tách ra thành lập các giáo xứ, Giáo xứ Phạm Pháo ngày nay có các giáo họ là: Giáo họ Phương Đê, giáo họ Trung Hòa, giáo họ Phương Nam, giáo họ Phương Minh. Các giáo họ này đều nằm trên địa bàn xã Hải Minh.
Nhà Thờ Phạm Pháo: khởi công năm 1895
- khánh thành năm 1905
Nhà thờ Phạm Pháo được xây dựng lần đầu
tiên vào trước năm 1670 bằng tre nứa lợp lá.
Xây dựng lần thứ 2
vào khoảng năm 1800 bằng gỗ 5 gian.
Xây dựng lần thứ 3 là ngôi Nhà Thờ hiện nay, khởi công năm 1895, hoàn thành năm 1905. Ngôi Nhà Thờ này được đại tu vào năm 2002-2003 nhưng vẫn đảm bảo nguyên vẹn kiến trúc ban đầu mà cha ông đã để lại.
Khách thập phương về tham quan mua bán tại làng nghề Hải Minh vào các dịp lễ lớn của giáo xứ Phạm Pháo sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động sinh hoạt tôn giaos đặc sắc nơi đây.Nổi tiếng nhất có thể kể tới đội kèn đồng giáo xứ có tới 1000 nhạc công nổi tiếng khắp cả nước.
Ngoài đội kèn đồng nức tiếng gần xa còn có nhiều hội đoàn khác được tổ chức để biểu diễn trong các thánh lễ lớn của giáo xứ:
Phạm Pháo thuở đầu lập ấp, theo đạo và xây dựng nhà thờ khi chỉ có 15 hộ gia đình người họ Phạm với 45 nhân khẩu. Ngày nay, sau 500 năm tồn tại và phát triển, Phạm Pháo là một giáo xứ lớn, có nhiều dòng họ với hàng nghìn nhân khẩu tới sinh sống. Các giáo dân nơi đây góp phần làm lên một làng nghề Hải Minh nổi tiếng: có kinh tế phát triển, đời sống tín ngưỡng tôn giáo văn hóa tinh thần phong phú, có các nghệ nhân và thợ tay nghề bậc cao trong các lĩnh vực điêu khắc trạm khảm trên gỗ mỹ nghệ, tạc tượng, vẽ tranh sơn dầu, cây cảnh nghệ thuật... Các công trình kiến trúc cổ kính do cha ông để lại đang được các thế hệ con cháu giữ gìn nguyên vẹn cùng với niềm tự hào về mảnh đất Quần Anh - Mỹ Tục Khả Phong linh thiêng - một trong 3 nơi được Đón Nhận Tin Mừng (theo Đạo) đầu tiên của Việt Nam.
Bên cạnh những hoạt động văn hóa của người công giáo thì những người dân theo phật giáo tại Hải Minh cũng có những công trình văn hóa và một đời sống tâm linh lâu đời và rất đặc sắc.
Thừa hưởng những giá trị truyền thống
của cha ông đi trước, thế hệ trẻ Hải Minh ngày nay không ngừng học hỏi, phát
triển bản thân và có nhiều tấm gương tiêu biểu trong làm kinh tế phát triển địa
phương ngày càng giàu đẹp.
Với thế mạnh của thế hệ trẻ là tiếp thu công nghệ mới nhanh chóng,áp dụng máy móc, internet vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Không khó để bắt gặp tiếng máy CNC
trong các gia đình làm nghề đồ gỗ mỹ nghệ tại Hải Minh, đó là một sự cải tiến
trong sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất, cho ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới
đẹp hơn , giá thành tốt hơn cho người tiêu dùng.
Với sự phát triển chóng mặt của
internet, ngày nay đại đa số người dân Việt Nam đều sử dụng smartphone, mua
hàng online trở thành một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại.
Nắm bắt được thời cơ, những người trẻ trong xã Hải Minh đã tận dụng các kênh bán hàng online trên internet thông qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo, youtube, website…
Nhờ đó có những bạn trẻ chỉ ngoài đôi mươi đã có được những cơ ngơi khang trang mà nhiều người phải mơ ước.
Nhanh nhẹn, không ngại gian khổ, luôn tiếp thu và lắng nghe để thay đổi và phát triển bản thân, người trẻ trong xã Hải Minh nói chung đang ngày một góp phần vào trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Đất nước từ đó làm giàu cho quê hương thân yêu của mình.
Sức sống mãnh liệt của các làng nghề truyền thống của Hải Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung đang ngày càng được nhân rộng qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, thay gia đổi thịt những miền quê, tạo đà xây dựng những nông thông giàu đẹp phồn vinh.
Xin được trích dẫn bài thơ của Nhà thơ Phạm Quốc Khánh và Vũ Quốc Toản đã viết
về sự ấm áp và con người hiền hòa Hải Minh thay cho lời kết:
Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương
Ghé thăm mỹ nghệ Hải Minh làng nghề
Hoành phi câu đối tủ chè
Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi
Bãi bồi Trại Đáy ngày xưa
Vẳng nghe trạm đục như là nhạc reo
Phạm Pháo vọng tiếng chuông chiều
Kèn đồng lay động biết bao tâm hồn
Tân Bồi cửa Trệ ngắt xanh
Lúa ngô kín bãi nhà vườn tươi cây
Làm giàu bởi chính bàn tay
Đổi đời từ những đêm ngày tư duy
Hải Minh đẹp lắm ai ơi !
Hát vang khúc hát xây đời thiết tha
...